Sự khác nhau giữa thi HSK 6 cấp và HSK 9 cấp

Post Thumbnail
Nguyễn Thuỳ Trang

Đối với các bạn đang ấp ủ trong mình ước mơ được đặt chân đến Trung Quốc du học, được trở thành một thành viên trong các ngôi trường danh giá như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Kinh hay Đại học Vũ Hán thì ngoài đạt được số điểm GPA cao ngất ngưởng thì một nhân tố không kém phần quan trọng chính là số điểm HSK. Nắm trong tay số điểm HSK cao tức là bạn đã có được lợi thế, sức cạnh tranh hơn so với những ứng cử viên khác.

Và gần đây khi Hanban hé lộ thông tin kì thi năng lực Hán ngữ (HSK) sẽ có sự thay đổi từ 6 cấp thành 9 cấp, thì đã gây ra sự hoang mang cho mỗi chúng ta ngồi ở đây. Chúng ta chia sẻ thông tin này rầm rộ trên mạng xã hội, ai cũng tỏ ra lo lắng, bồn chồn không yên trước sự thay đổi đột ngột này từ phía Hanban.

Điều này gây ra tâm lí hoảng loạn cho nhiều người, nhất là những bạn sinh viên đang có ý định dùng HSK để xin học bổng, vì thế rất nhiều người trong chúng ta đồ dồn vào kì thi đợt tháng 10 vừa qua vì lo sợ sang năm sẽ phải thi 9 cấp, độ khó sẽ tăng lên rất nhiều.

Vậy thực hư của câu chuyện này ra sao? Liệu có đáng sợ như chúng ta đang nghĩ ? Hôm nay hãy cùng laizhongguoliuxue cùng đi tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn,  chuẩn bị một tâm lí sẵn sàng trước sự thay đổi này nhé!

Sự khác nhau giữa thi HSK6 cấp và HSK 9 cấp

1. HSK là gì?

Là phiên âm của cụm từ 汉语水平考试 /Hànyǔ shuǐpíng kǎoshì/ ( nghĩa là bài kiểm tra năng lực Hán ngữ), có thể hiểu như TOEFL hoặc IELTS trong tiếng Anh. Là một tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra trình độ tiếng Trung cho người không sử dụng tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ gồm người nước ngoài, hoa kiều và người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.

Xem thêm : Bí quyết học tốt tiếng Trung Quốc

2. HSK có tác dụng gì? 

Giống thư TOEFL và IELTS trong tiếng Anh, học sinh nước ngoài khi muốn đăng ký vào các trường Đại học của Trung Quốc cũng cần bằng HSK. Theo như Bộ Giáo Dục Trung Quốc quy định, sinh viên nước ngoài trong thời gian học tại trường Trung Quốc phải đạt được bằng HSK tương ứng.

Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp Nhật, Hàn, Malaysia, vv  cũng yêu cầu nhân viên phải sở hữu bằng HSK.

HSK không chỉ là 1 công cụ chứng minh năng lực Hán ngữ của bạn, mà còn có liên quan mật thiết nếu bạn có ý định du học, xin học bổng, hay tìm cơ hội công ăn việc làm tốt trong tương lai

Ở một số trường đại học dạy chuyên ngành tiếng Trung, HSK là điều kiện ra trường bắt buộc ( Ví dụ sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở Đại học Hà Nội hay Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội thì ít nhất bạn phải đạt HSK5 trở lên mới đủ điều kiện để ra trường)

3. Các giai đoạn phát triển của HSK: 

A. GIAI ĐOẠN 1.0: 

Năm 1984, để đáp ứng nhu cầu kiểm tra, phân lớp, phân cấp của học sinh sinh viên quốc tế đến Trung Quốc học tập, Ủy ban giáo dục nhà nước Trung Quốc đã bước đầu thành lập và phát triển dự án thi HSK.

Trải qua 6 năm nghiên cứu và và phát triển, năm 1990, kỳ thi HSK bắt đầu chỉ được triển khai ở phạm vi trong nước , năm 1991 bắt đầu mở rộng ra phạm vi sang các nước khác.  Năm 1997, kỳ thi HSK được xác lập ra 3 mức (11 cấp) : sơ đẳng - sơ trung đẳng - cao đẳng. Trong đó:

- Sơ đẳng: cấp 1 - cấp 3

- Sơ - Trung đẳng: cấp 3 - cấp 8

- Cao đẳng: cấp 9 - cấp 11

Ở thời điểm này, mức độ thi được đánh giá là khá là khó, yêu cầu trình độ Hán ngữ của sinh viên phải cực kì cao, thông thường thí sinh có thể đạt được cấp độ ở mức 6-8, nếu có thể đạt đến cấp 10, có thể nói là một thành tích đáng kinh ngạc chứ chưa cần phải đạt đến mức 11.

Thời kỳ 1.0 này, thi HSK tương đối khó, khiến các thí sinh phải vò đầu bứt não. Những người đạt HSK cấp 8  trở lên là đã có cơ hội vào làm việc tại những tập đoàn lớn như Samsung, LG...

Đến năm 2003, kỳ thi HSK thành lập được 46 điểm thi trên 29 Quốc gia, số lượng thí sinh tham gia đạt tới 260.000 người.

B.GIAI ĐOẠN 2.0 : 

Năm 2004, từ khi Trung Quốc thông qua hợp tác liên kết, đã liên tiếp thành lập Học viện Khổng Tử ở nhiều nước, tạo nên một trào lưu học tiếng Hán, ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất 1 Viện Khổng Tử được đặt tại Đại học Hà Nội

Rất nhiều người học tuy tinh thần hăng hái nhưng xuất phát điểm thấp, hơn nữa tiêng Trung cũng là một ngôn ngữ không hề dễ dàng để chinh phục,  do đó, để giúp cho học sinh sinh viên nước ngoài có điều kiện nâng cao năng lực Hán ngữ, Học viện Khổng Tử bên cạnh việc đào tạo, đồng thời đã điều tra, nghiên cứu tình hình giảng dạy chung, khả năng nắm bắt tiếng Hán của sinh viên quốc tế, thông qua đó làm nền tảng để tiến hành cải cách.

Tháng 11 năm 2009, chính thức công bố hình thức thi HSK mới. Kỳ thi HSK đang từ phân cấp 3 đẳng 11 cấp trước đây chuyển thành tính chung còn 6 cấp - nhằm thu hẹp khoảng cách, giảm bớt độ khó, áp lực cho thí sinh.

Sự khác nhau giữa thi HSK 6 cấp và HSK 9 cấp
Sự khác nhau giữa thi HSK 6 cấp và HSK 9 cấp 5

Sau 10 năm, kỳ thi HSK có tốc độ phát triển nhanh chóng, cho đến cuối năm 2019, toàn Thế giới có 1229 điểm thi. Theo thống kê, năm 2019 số lượng thí sinh đạt tới 800.000 người.

C. HSK GIAI ĐOẠN 3.0 : 

Với sự phát triển của ngành đào tạo Hán ngữ ở nước ngoài và khái niệm mới về tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc tế được thể hiện bởi khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và Hội đồng giảng dạy ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), ngày càng nhiều người nhận ra việc thiết kế và phát triển một hệ thống HSK nâng cấp và hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, kiểm tra và đánh giá trình độ Hán ngữ ở các Quốc gia là vô cùng cần thiết.

Trên thực tế, trong quá trình phát triển, học viện Khổng Tử cũng không ngừng xuất bản hàng loạt các bộ tài liệu, đề cương phục vụ mục đích ôn luyện cho các kỳ thi HSK.

Sau 5 năm làm việc chăm chỉ, "Tiêu chuẩn trình độ Hán ngữ mới" đã ra đời với ba bước đột phá lớn:

Một là phản ánh sự độc đáo của tiếng Trung, xác định hệ thống chỉ số định lượng ngôn ngữ bốn chiều của âm tiết, ký tự tiếng Trung (Hán tự), từ vựng và ngữ pháp, để xác định chính xác trình độ tiếng Trung của người học.

Từ đó, kỳ thi HSK sẽ được chia thành tam đẳng cửu cấp (tức là có 9 cấp chia thành 3 mức trình độ) : sơ đẳng - sơ trung đẳng - cao đẳng.

So với HSK 6 cấp, HSK 9 cấp không chỉ nâng cao các yêu cầu về âm tiết, Hán tự, mà còn cải thiện đáng kể vốn từ vựng cho người học, đặc biệt là các yêu cầu từ vựng nâng cao thuộc cấp 7 – 9. Ngoài khả năng “nghe, nói , đọc, viết” như truyền thống thì HSK 9 cấp đã bổ sung thêm một kĩ năng vô cùng quan trọng nữa đó chính là “ dịch thuật”

Ngoài ra, lần cải cách này dựa trên những lý thuyết về ngôn ngữ học, đặc biệt là mô hình khả năng ngôn ngữ giao tiếp của Bachman , kết hợp với đặc điểm, lí thuyết học ngôn ngữ Trung Quốc, yêu cầu người học hoàn thiện toàn diện các kỹ năng của mình, từ nghe, nói, đọc, viết, dịch...Tiêu chuẩn cấp độ trình độ Hán ngữ HSK 3.0: Năng lực giao tiếp ngôn ngữ, Nội dung nhiệm vụ chủ đề và Chỉ số lượng hóa ngôn ngữ.

4. Sự khác nhau giữa HSK 6 cấp và HSK 9 cấp

    1. Độ khó

HSK 9 cấp nhìn chung không quá khác biệt so với HSK 6 cấp, độ khó, dạng đề ở mức HSK6 vẫn được duy trì ở HSK 9 cấp. Chúng ta vẫn hoàn toàn có thể dùng điểm HSK hiện tại của chúng ta để đi xin việc hay xin học bổng mà không phải quá lo lắng

HSK 9 cấp chắc chắn sẽ khó hơn so với HSK 6 cấp, ngoài yêu cầu kĩ năng nghe nói đọc viết, nó cần đòi hỏi người học cần trau dồi kĩ năng dịch tốt.

 2. Hình thức thi

Nếu giữ nguyên hình thức như hiện tại, giả sử chúng thi trượt mức HSK 5 thì coi như là trượt sẽ không được cấp bằng HSK , và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải thi lại . Tuy nhiên HSK 9 cấp lại có một điểm cộng cực kì lớn, đó là HSK 9 cấp sẽ dựa theo điểm số để phân cấp bậc từ 7-9, điều này phần nào sẽ giảm áp lực cho chúng ta phải không nào?

Có nghĩa là nếu chúng ta muốn thử sức ở mức 8 tuy nhiên điểm số của chúng ta không đủ điểm để qua, nhưng nếu số điểm đó đạt điểm qua ở mức 7 thì chúng ta vẫn sẽ được cấp bằng ở mức  HSK7.

Sự khác nhau giữa thi HSK 6 cấp và HSK 9 cấp
Sự khác nhau giữa thi HSK 6 cấp và HSK 9 cấp 6

   3. HSK từ cấp 7-9  cấp phù hợp với những đối tượng nào?

- Những sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

- Lưu học sinh tại Trung Quốc có trình độ cao

- Học giả nước ngoài nghiên cứu Hán học

- Những sinh viên đam mê theo học ngành biên phiên dịch.

5. HSK 9 cấp sẽ đưa vào triển khai bắt đầu từ bao giờ?

- Hiện nay phía Hanban vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể,  nên chúng ta không cần phải quá lo lắng đâu nhé!

-  Để đưa ra được HSK 9 cấp thì phía Hanban chắc chắn vẫn cần phải một khoảng thời gian dài để nghiên cứu và thí nghiệm. Bởi thêm kĩ năng dịch không phải một chuyện dễ dàng.  Chúng ta đều biết mỗi nước sử dụng ngôn ngữ khác nhau, vì thế phía Hanban  phải thiết kế một kho đề dịch vô cùng phong phú và toàn diện , sẽ có dịch từ Trung sang Việt, từ Trung sang Anh hay từ Trung sang Nhật, vv.

Điều này không phải ngày một ngày hai là thực hiện được, hơn nữa cũng cần một đội ngũ chuyên nghiệp để đánh giá bản dịch. Vì thế việc thay đổi từ HSK6 cấp sang HSK 9 cấp là chưa thể thực hiện ngay được.

Như vậy chúng mình vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản nhất liên quan đến sự chuyển ngoặt từ HSK 6 cấp lên HSK 9 cấp. Hi vọng thông qua bài viết này của chúng mình sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, nắm bắt được thông tin cần thiết về sự chuyển đổi này, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng, không hoang mang, không lo sợ. Và đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC BỔNG TRUNG QUỐC 2021






    Hãy điền vào các tỉnh bạn muốn đi, nếu bạn có thể đi bất cứ tỉnh nào hãy điền KHÔNG


    Nếu bạn học cấp 3 hãy điền điểm tổng kết từng năm nhé


    Hãy điền cấp độ HSK và số điểm mà bạn đã thi được. Nếu chưa thi hoặc đang học, vui lòng giải thích rõ


    Nếu không có thành tích, giải thưởng hay chứng chỉ ngoại ngữ gì khác vui lòng ghi KHÔNG


    Nếu không có tâm tư nguyện vọng nào khác vui lòng ghi KHÔNG