Bạn cho rằng mình đã biết rõ về Trung Quốc? Trung Quốc, quốc gia tỷ dân ngoài hình ảnh bất tử như Vạn Lý Trường Thành, Khổng Tử hay Kinh Kịch… đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước này. Thì bên cạnh đó còn vô vàn những điều kỳ thú, mới lạ sẽ khiến bạn bất ngờ thậm chí là thay đổi suy nghĩ của mình về đất nước rộng lớn này đấy!
Hôm nay, Du học TRung Quốc Riba sẽ bật mí với bạn 13 sự thật về Trung Quốc mà có thể bạn chưa biết, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Trung Quốc có thể được xem là một quốc gia cực kỳ giàu có, một trong hai siêu cường kinh tế thế giới, nhưng phần lớn tài sản của nước này lại thuộc về số ít giới tài phiệt, thượng lưu, những ông chủ đi đầu trong trong lĩnh vực kinh tế. Số lớn còn lại là những những hộ dân nghèo, dân tộc thiểu số có thu nhập thấp và trung bình chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Theo bảng thống kê khảo sát mức thu nhập 2019 của người dân đất nước này cho thấy, có hơn 40% số hộ gia đình ở Trung Quốc có mức thu nhập dưới 1.000RMB/ tháng. Ngoài ra mức lương ở những khu vực thành thị trung bình khoảng 1000USD/năm thì ở nông thôn chỉ nằm khoảng 300USD.
Những con số trên cho thấy được khoảng cách giàu nghèo giữa người Trung Quốc rất lớn. Nhiều nhà chức trách chỉ ra rằng đây là lỗ hỏng lớn nhất trong hệ thống quản lý nhà nước của quốc gia này. Còn có nhiều dự đoán cho rằng vách ngăn giàu nghèo này sẽ ngày càng lớn nếu không kịp đưa ra giải pháp và vẫn đang tăng sức ép đối với chính quyền trung ương.
Mặc dù những năm gần đây đã bắt đầu chú trọng trong công tác tuyên truyền giảm hút thuốc lá, nhưng sản xuất thuốc lá ở Trung Quốc vẫn là một mặt hàng có giá trị, đem lại nhiều giá trị kinh tế và cũng được xem là một trong những hãng thuốc lá lớn nhất, sản xuất gần một nửa lượng thuốc lá trên toàn thế giới.
Gần 2/3 nam giới trên cả nước sử dụng thuốc lá. Thống kê năm 2018 của Statista cho thấy Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ thuốc hút lớn nhất thế giới với 2.368 tỉ điếu mỗi năm.
Mặc dù Trung Quốc có tỷ lệ dân số phi tôn giáo lớn nhất thế giới, nhưng không thể xem nhẹ tôn giáo ở đất nước này. Khoảng 54 triệu người Trung Quốc được xác định là Cơ đốc giáo, làm cho dân số theo Cơ đốc giáo ở Trung Quốc nhiều hơn ở Ý (quốc gia có hơn 96% dân số theo đạo theo Công giáo giáo) lên đến bốn triệu người.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về du lịch bằng tàu hỏa. Tổng cộng, có hơn 121.000 km (75.186 dặm) đường sắt ở Trung Quốc, làm cho hệ thống đường sắt của nước này lớn gấp ba lần so với chu vi của trái đất. Bên cạnh đó, chính phủ nước này đã và đang đầu tư rất lớn vào công trình đường sắt cao tốc, sự ra đời của nó đã giảm đáng kể thời gian đi lại và đã làm thay đổi xã hội và nền kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Thịt lợn chiếm vị trí rất quan trọng, một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Người ta ước tính rằng trung bình một người Trung Quốc ăn 39 kg (86 pound) thịt lợn mỗi năm. Để giải quyết lượng nhu cầu lớn như vậy, những trang trại chăn nuôi lợn ở Trung Quốc phải sản xuất hơn 50 triệu tấn thịt lợn mỗi năm. Có một so sánh hài hước rằng, số lợn ở Trung Quốc nhiều gấp đôi dân số ở Mỹ.
Không giống như Mỹ, đất nước rộng lớn có đến 11 múi giờ (trong đó có 2 múi giờ không chính thức) thì Trung Quốc chỉ có một múi giờ duy nhất. Khi Cộng sản tiếp quản Trung Quốc vào năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra lệnh cả nước phải căn chỉnh theo múi giờ của Bắc Kinh để thúc đẩy sự thống nhất. Chính sách này tạo ra không ít những bất cập trong cuộc sống thường nhật của người dân ở những tỉnh miền tây xa xôi của Trung Quốc, nơi mặt trời lặn lúc nửa đêm vào mùa hè và mọc khi đồng hồ điểm 10h sáng vào mùa đông.
Mặc dù mặt trời mọc ở phía đông Bắc Kinh sớm hơn gần ba tiếng so với các thành phố phía tây như Kashgar, Tân Cương nhưng tất cả điện thoại di động ở nước này đều đọc được cùng một thời điểm. Tuy nhiên, người dân ở các tỉnh như Tân Cương và Tây Tạng sẽ có những điều chỉnh của riêng mình để phù hợp với khung giờ của địa phương để tiện cho các hoạt động hàng ngày.
Thế giới có thể nói đùa rằng tất cả các sản phẩm của họ đều là "Made in China", nhưng điều quan trọng chúng ta có thể chưa biết đó là Trung Quốc cũng là quốc gia có tỉ lệ nhập khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu năm 2017. Trên thực tế, quốc gia này nhập khẩu hơn một nghìn tỷ đô la sản phẩm mỗi năm để đáp ứng thị trường nội địa đang phát triển.
Facebook có thể là một trong những công ty có ảnh hưởng nhất thế giới, nhưng sự hiện diện của nó hầu như không được chào đón ở Trung Quốc, thực tế là bị cấm ở đất nước này.
Thay vào đó, người Trung Quốc thích sử dụng mạng xã hội WeChat do Tencent, công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc sản xuất. Và mặc dù những cái tên như WeChat và Tencent còn xa lạ đối với thị trường phương Tây, nhưng ít ai biết Tencent cũng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của họ, vì nó sở hữu cổ phần trong các tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực sản xuất trò chơi như League of Legends và Call of Duty.
Tiếng Trung( Quan thoại ), một trong những loại ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới, được xem là ngôn ngữ chính thức duy nhất và lấy làm tiếng phổ thông cho đất nước này. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả người dân của nước này đều có thể nói được.
Trên thực tế, vào năm 2013, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã thông báo rằng khoảng 400 triệu người ở nước này không thể nói tiếng phổ thông và trong số 900 triệu người có thể nói được, nhưng không phải tất cả đều có thể nói tốt.
Đây cũng là vấn đề khá đau đầu với các nhà chức trách giáo dục Trung Quốc đã và đang nỗ lực phổ cập tiếng phổ thông cho dân tộc thiểu số nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn được những nét đặc sắc trong ngôn ngữ riêng của họ.
Đúng vậy, Trung Quốc từ một trong những quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí và nước tồi tệ nhất trên toàn cầu, nhưng trong những năm gần đây, nước này cũng đi đầu trong nghiên cứu và xây dựng chính sách về năng lượng tái tạo.
Từ một quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt... Trung Quốc hiện đang được xem là quốc gia dẫn đầu về đầu tư, sản xuất năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo.
Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc về năng lượng tái tạo, hàng năm Trung Quốc có những đóng góp rất lớn, chiếm khoảng 36% nguồn đầu tư vào năng lượng mới. Trong chiến lược “Made in China 2025” với mục đích hiện đại hóa công nghiệp thì năng lượng tái tạo cũng được xem là mục tiêu trọng điểm và quan trọng mà quốc gia này đang hướng tới. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu 6/10 công ty sản xuất module điện mặt trời lớn nhất thế giới.
Mặc dù ngành sản xuất bia và rượu khá phổ biến ở Trung Quốc, nhưng rượu vang đang ngày càng chiếm thế mạnh ở thị trường rộng lớn này, đặc biệt được tiêu thụ mạnh ở giới thượng lưu, những người giàu có. Năm 2014, Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước tiêu thụ rượu vang đỏ lớn nhất, và ước tính đến năm 2020, Trung Quốc sẽ là nước tiêu thụ rượu vang lớn nhất thế giới.
Nói đến kinh nguyệt thì vẫn là một vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị ở các nước phương Đông, đặc biệt ở Trung Quốc, một số lượng lớn phụ nữ Trung Quốc có cái nhìn hạn hẹp, quan niệm khá sai lầm về quá trình tự nhiên này. Ví dụ, một số người lạc hậu tin rằng băng vệ sinh "hủy hoại" trinh tiết của phụ nữ. Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của Cotton Incorporated, chỉ có hai phần trăm phụ nữ Trung Quốc sử dụng băng vệ sinh và thậm chí chỉ có hai phần ba phụ nữ Trung Quốc đã nghe nói qua về chúng.
Năm 2009, Trung Quốc từ 35% số lượng tỷ phú của Châu Á vào năm 2005 đã tăng lên đến 71%. Đúng vậy, Trung Quốc có thể không phải là quốc gia giàu nhất thế giới nhưng cứ 5 ngày lại sản sinh ra một tỷ phú mới. Theo báo cáo, gần một nửa tỷ phú đều đến từ các lĩnh vực công nghệ (19%), tiêu dùng, bán lẻ (15%) và bất động sản chiếm ( 15% ).
Trong khi hàng ngàn người làm việc say sưa, ngồi suốt tám tiếng mỗi ngày để chờ đến cuối tháng nhận khoản lương ít ỏi đủ sống qua ngày, thì Trung Quốc đang tạo ra một thế hệ người tiêu dùng siêu giàu hoàn toàn mới, họ không chỉ có chỗ đứng vững chắc trong nhiều lĩnh vực mà hiện nay còn không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, đầu tư vào vào lĩnh vực bất động sản vô tình khiến khoảng cách giàu nghèo giữa những người dân, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.
Xem thêm: TÌNH HÌNH AN NINH CÔNG CỘNG Ở TRUNG QUỐC
Hi vọng với những thông tin mà Riba chia sẻ trong bài viết sẻ đem lại cho bạn nhiều kiến thức thú vị và bổ ích nhé! Chúc các bạn thành công!