Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam. Ngoài sức hấp dẫn của việc có được cơ hội học tập tại nền giáo dục chất lượng cao, các du học sinh còn có thể gặt hái được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình tích lũy tri thức. Tuy vậy, việc sống và học tập ở một đất nước mà ở đó nền văn hóa hoàn toàn khác lạ so với nước mình đã khiến cho rất nhiều du học sinh phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.
Bài viết dưới đây, Du học Trung Quốc Riba sẽ nêu ra 5 thách thức mà du học sinh đã và đang từng gặp phải khi đi du học Trung Quốc.
Việc xung đột nền văn hóa là một hiện tượng mà mỗi du học sinh đến Trung Quốc đều đã từng gặp phải. Trong quá trình thích nghi môi trường liên văn hóa, du học sinh chúng ta chắc hẳn đã trải qua 4 giai đoạn dưới đây:
Bước vào giai đoạn đầu này, khi mà các du học sinh Việt Nam lần đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc, đều cảm thấy mọi thứ thật lạ kì, tươi mới và thú vị. Họ tràn đầy tự tin và vô cùng lạc quan khi được tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Mặc dù vậy, giai đoạn này cũng sẽ sớm kết thúc bởi những khác biệt về mặt văn hóa, môi trường hay trở ngại ngôn ngữ.
Là giai đoạn mà sự xung đột giữa nền văn hóa mới và nền văn hóa lâu đời ngày càng trở nên đậm nét, làm cho các du học sinh Việt sinh ra cảm giác lo lắng, bất an, thậm chí những háo hức thuở ban đầu đã bị thay thế bằng những sự buồn bã chán nản. Bởi vì những việc họ gặp phải hầu hết đều phát sinh theo chiều hướng tiêu cực. Những tâm trạng tiêu cực của họ đã dẫn tới việc cảm thấy việc giao tiếp với người bản xứ rất là khó khăn.
Du học sinh Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển mới về mặt nhận thức, họ bắt đầu phát hiện ra những mặt tích cực của mọi vật xung quanh mình, dần dần nhận ra những yếu tố khách quan tồn tại trong sự khác biệt về văn hóa giữa người với người, từ đó hình thành sự nhạy cảm trong việc xung đột nền văn hóa, hiểu rõ những ưu nhược điểm, dần dần thích nghi môi trường liên văn hóa.
Những cảm xúc tiêu cực, lo lắng bất an đã biến mất hoàn toàn. Giai đoạn này, những du học sinh Việt bắt đầu cải thiện những suy nghĩ của bản thân, tiếp cận, thích nghi cuộc sống liên văn hóa một cách tự tin nhất.
Thời gian ngắn hay dài mà mỗi du học sinh trải qua 4 giai đoạn trên là tùy thuộc vào mỗi người. Đối với những bạn có thế mạnh về mặt giao tiếp, khả năng thích nghi cao với môi trường sống thì “giai đoạn khủng hoảng” sẽ rất nhanh để vượt qua, rất nhanh bước vào “giai đoạn hồi phục”.
Còn đối với những bạn du học sinh không có thế mạnh nhiều về mặt giao tiếp, “giai đoạn khủng hoảng” có khả năng sẽ lâu hơn. Chính vì vậy, du học sinh chúng ta hãy thật lạc quan và tự tin để có thể vượt qua được những xung đột trong văn hóa nhé.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với du học sinh gặp phải khi đến Trung Quốc đó chính là rào cản ngôn ngữ. Tính đa dạng và phức tạp của ngôn ngữ Trung tạo nên những trở ngại khi giao tiếp. Ngoài ra, tiếng Trung là chữ tượng hình, bởi vậy, đối với những du học sinh chỉ mới học qua tiếng Trung, việc nhận mặt chữ sẽ khá khó khăn.
Ngôn ngữ khác nhau khiến 2 người không thể giao tiếp với nhau một cách thuận tiện được. Bạn có thể nói rất tốt tiếng Anh nhưng nhiều khả năng người Trung Quốc bạn gặp sẽ không hiểu được, chính vì vậy, trước khi đi du học hãy chuẩn bị cho mình hành trang ngôn ngữ tốt nhất để khỏi bỡ ngỡ nơi xứ người nhé.
Lần đầu đặt chân đến một đất nước xa lạ để tìm tòi học hỏi, xa rời gia đình và những người thân yêu, du học sinh chắc hẳn sẽ cảm thấy cô đơn. Nhiều du học sinh sau khi đến Trung Quốc, ra khỏi vùng an toàn, trải qua áp lực của việc thích nghi với môi trường mới đã cảm thấy rất nhớ nhà. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm nỗi nhớ nhà bằng việc gọi video cho gia đình thường xuyên để có thể chia sẻ tình hình học tập ở nước ngoài cũng như tâm sự chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta có thể làm quen gặp gỡ những người bạn mới, hay tự tạo niềm vui cho bản thân bằng việc đi du lịch sang các vùng lân cận để có thể giúp cho đầu óc cảm thấy thư giãn.
Một trong những điều nan giải nhất khi đi du học đó chính là ăn không quen thức ăn nơi đó. Mỗi một đất nước lại có những đặc trưng riêng về việc chế biến món ăn. Người Trung Quốc thích dùng các phương pháp như chiên, rán, xào,… không luộc thức ăn như Việt Nam, vì vậy đa số du học sinh Việt Nam đều cho rằng thức ăn của họ vừa mặn vừa nhiều dầu mỡ, cay, nóng, dễ gây cảm giác ngấy. Thời gian đầu nếu như chưa ăn quen đồ ăn Trung, bạn có thể mua đồ ăn để về tự nấu tại nhà.
Bạn sẽ có cảm giác mình như một người bị cô lập, khó hòa nhập với môi trường và cộng đồng xung quanh trong một khoảng thời gian khi mới tới Trung Quốc du học. Như khi bạn không hiểu các bạn Trung Quốc đang trò chuyện về vấn đề gì hoặc bạn không biết tại sao họ lại cười khi nói về vấn đề đó. Hay cảm giác mỗi khi bạn đi mua đồ đều bị bán đắt hơn so với người dân ở đây vậy.
Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Vì người dân bản địa ở đây đều rất nhiệt tình giúp đỡ bạn, cảm giác lạc lõng là một phần do bạn tự nghĩ ngợi mà ra, theo thời gian chúng sẽ dần biến mất, không còn trở thành vấn đề nữa.
Xem thêm: Có thực sự an toàn khi đi du học Trung Quốc?
Vậy là chúng mình vừa mới điểm qua 5 thách thức khi đi du học Trung Quốc. Việc học hỏi, thích nghi để có thể vượt qua những khó khăn này sẽ là những kinh nghiệm đáng nhớ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn. Những lợi ích mà du học mang lại sẽ còn nhiều hơn những khó khăn, thử thách thuở đầu, vì vậy đừng ngại khó mà đánh mất đi cơ hội của chính mình bạn nhé.