Thành phố nằm ở phía đông của núi Thái Hành Sơn nên được lấy tên là Sơn Đông. Thành phố Sơn Đông còn được gọi tắt là "Lu" (鲁). Tế Nam là thủ phủ của tỉnh Sơn Đông. Đây là tỉnh có nền kinh tế lớn thứ ba, tỉnh đông dân thứ hai và là quê hương của trái cây ôn đới của Trung Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội đứng thứ ba cả nước.
Ấn tượng đầu tiên mà Sơn Đông để lại cho mọi người là con người nơi đây vô cùng giản dị và chân chất. Đây cũng trở thành một nét đặc trưng của tỉnh Sơn Đông. Những gì chúng ta biết về tỉnh Sơn Đông thường là núi Thái Sơn, hồ Đại Minh, .... Đặc biệt gây ấn tượng hơn cả là chính là Tế Nam và Thanh đảo.
Sơn Đông là nơi sinh ra những con người xuất chúng, là vùng đất của phép tắc và lễ nghi. Nền kinh tế phát triển ổn định. Tuy nhiên còn rất nhiều điều nữa mà chỉ đến tận nơi chúng ta mới có thể khám phá ở mảnh đất này. Các bạn cùng Du học Trung Quốc Riba tìm hiểu nhé.
Đến vùng quê ở Sơn Đông, bạn nhất định phải thưởng thức món bánh này. Ở khu chợ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bà, những cô đang gói những chiếc bánh chiên thơm ngon cho khách. Người Sơn Đông đi đâu cũng mang theo bánh chiên cuốn hành bất kể có bất tiện đến đâu. Khi ăn cơm, họ kẹp rau, thịt, cá vào giữa bánh rồi cắn từng miếng to để thưởng thức trọn vẹn hương vị tuyệt vời ấy.
Bánh chiên phổ biến ở các vùng như Taian (泰安), Linyi (临沂), Zaozhuang (枣庄), Jining (济宁), Laiwu (莱芜), Rizhao (日照), Yiyuan (沂源). Nhưng không phải tất cả người dân nơi đây đều ăn bánh chiên. Ngoài những khu vực kể trên, món ăn chính của người dân khu vực thành thị vẫn là các món ăn làm từ bột mỳ. Ví dụ như màn thầu, bánh mỳ hấp. Ngoài ra bánh ngọt Jiaodongcũng rất nổi tiếng, đẹp từ kiểu cách trang trí đến hương vị.
Văn hóa uống rượu đã lưu truyền ở Trung Quốc hàng nghìn năm. Uống rượu đã trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc giao dịch đàm phán của người Trung Quốc. Tuy nhiên văn hóa uống rượu của người Sơn Đông lại đặc biệt hơn cả. Người dân nơi đây thường nói:”Không gì không giải quyết được bằng rượu”. Với họ, từ khi chào đời, đầy tháng, trăm tuổi, lên lớp, kết hôn đến từ giã cõi trần hay các lễ nghi, thậm chí cả mâu thuẫn cũng được giải quyết bằng rượu.
Khi uống rượu họ rất coi trọng quy tắc . Từ vị trí ngồi, cách uống rượu, mời rượu đều có những quy định phải tuân theo.
Đầu tiên là cách ngồi vào bàn rượu. Người Sơn Đông từ xưa đã rất coi trọng lễ nghi phép tắc vì vậy vai vế giữa khách và chủ, già và trẻ là việc không thể xem nhẹ. Một bàn rượu thường có chủ bối (主陪), phụ bối (副陪); tam bối (三陪), tứ bối (四陪), chủ tân (主宾), phụ tân(副宾); nhị tân(二宾), tam tân (三宾), tứ tân (四宾). Vị trí chỗ ngồi của từng người được quy định một cách rõ ràng như hình dưới đây.
Chủ bối thường là người tổ chức tiệc rượu, ngồi ở vị trí đối diện cửa ra vào để tiện tiếp đãi tất cả thành viên. Phụ bối ngồi đối diện chủ bối, thường là người có tửu lượng tốt, có vai trò phụ chủ bối tiếp rượu. Tam bối ngoài uống giỏi còn phải có khả năng khuấy động không khí tiệc rượu. Tứ bối có vẻ có vai trò thấp nhất, nhiệm vụ của họ là nói ít, nghe nhiều và uống nhiều.
Chủ tân là vị khách quý nhất trog bữa tiệc, thường là người có chức vị cao hoặc là bậc bề trên. Nhị tân là vị khách quý thứ 2 hoặc độ tuổi cao thứ hai trong số các vị khách. Tam tân và tứ tân lần lượt có độ tuổi xếp thứ ba và thứ tư. Có thể thấy, cách phân chia chỗ ngồi ở Sơn Đông khá là phức tạp so với Việt Nam.
Qua vị trí chỗ ngồi, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết ai có vai trò gì trong tiệc rượu ấy. Ngoài ra, chủ bối, phó bối cũng có quy định về số lượng và thứ tự nâng ly khác nhau. Trưởng bối uống với vãn bối như thế nào, vãn bối mời rượu trưởng bối ra sao cũng phải thực hiện theo quy tắc. Nếu đến Sơn Đông mà không biết uống rượu thì đừng uống, vì dù chỉ nhấp môi một chút thôi thì bạn cũng sẽ phải uống cho đến khi tiệc rượu kết thúc.
Một điều đặc biệt nữa, ở Sơn Đông mỗi huyện đều có xưởng rượu và có thương hiệu của riêng mình.
Có thể thấy người Sơn Đông rất hiếu khách, kính già, yêu trẻ,… Ngoài tiệc rượu thì đám cưới, lễ tưởng niệm,.... cũng có những quy tắc riêng biệt. Sơn Đông thật xứng đáng là quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử.
Đường ở Thanh Đảo thực sự rất khó đi vì độ dốc rất lớn và đường khá vòng vèo. Việc lên dốc xuống dốc quả là ác mộng đối với người đi xe. Đặc biệt là những con đường trong khu phố cổ, nếu bạn đi lại một cách thuần thục và dễ dàng thì bạn thật xứng đáng dành được một lời khen. Một lời khuyên cho du khách đến Thanh đảo là nên đi xe bus hoặc tàu điện ngầm.
Người Sơn Đông có chiều cao trung bình cao nhất cả nước. Theo số liệu khảo sát toàn quốc vào năm 2015, chiều cao trung bình của nam giới Trung Quốc là 169,7cm, trong đó nam giới Sơn Đông đứng đầu với chiều cao trung bình 175,44cm. Tiếp theo là Bắc Kinh và Hắc Long Giang, với chiều cao trung bình lần lượt là 175,32cm và 175,24cm. Ba vị trí cuối là Quý Châu, Vân Nam và Hồ Nam, với chiều cao trung bình từ 170cm trở xuống.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2016 của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế tỉnh Sơn Đông, chiều cao trung bình của nam 18 tuổi ở Sơn Đông là 175,3cm, nữ là 163,2cm. Tương ứng vượt mức trung bình của cả nước lần lượt là 3,3cm và 3,8cm trong năm trước. Số liệu ở Sơn Đông luôn đứng đầu cả nước.
Xem thêm: Khám phá Trùng Khánh thành phố hiện đại bậc nhất Trung Quốc