Kinh nghiệm phỏng vấn Học bổng Khổng tử 2019 – Đại học Nam Kinh

Post Thumbnail
Nguyễn Thuỳ Trang

Đây là bài chia sẻ Kinh nghiệm phỏng vấn Học bổng Khổng tử 2019 –  sau buổi phỏng vấn học của Đại học Nam Kinh của bạn Mai Anh thành viên Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc. Cùng Du học Trung Quốc Riba theo dõi nhé!

Kinh nghiệm phỏng vấn Học bổng Khổng tử 2019 - Đại học Nam Kinh

Các câu hỏi bắt đầu trong cuộc phỏng vấn

  1. Giới thiệu bản thân. Mình nghĩ đây là phần bắt buộc đối với mỗi cuộc phỏng vấn rồi. Mình cũng chỉ giới thiệu sơ qua về trình trạng hiện tại, sở thích thôi.
  2. Mình có nói là mình biết thái cực quyền (và trong hồ sơ cũng ghi) nên cô hỏi thêm là “Có người cho rằng thái cực quyền là môn của người già, em nghĩ thế nào”. Câu này bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì có thể nhắn hoặc comment mình trả lời sau ạ ^^
  3. “Theo cô biết thì em có HSK5 rồi. Vậy em có tự tin là sang bên này học 1 năm sẽ lấy được HSK6 không?” Mình trả lời luôn là 我有信心 và bảo là trước đó mình đã test thử và được tầm 230 HSK6 (vì là bài test nên mình không nhớ rõ lắm)
  4.  “Tại sao em lại muốn học ở Đại học Nam Kinh? Nhờ đâu mà em biết đến trường?” – ” Vì sau khi học tiếng Trung em thấy tiếng Trung rất hay, mỗi chữ cái đều có những ý nghĩa sâu sắc, hơn nữa em rất muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lí của Trung Quốc,… (đoạn này nói nhiều lắm mà mình quên hết rồi). Em biết đến trường qua tìm hiểu trên Internet và các kênh truyền thông đại chúng khác, em cảm thấy Đại học Nam Kinh có một môi trường giáo dục rất tốt,…”
  5. “Em có biết là học ở Đại học Nam Kinh sẽ có những khó khăn nhất định không? Vì em sẽ phải học cùng các bạn sinh viên Trung Quốc” -“Em nghĩ rằng khó thì chắc sẽ khó nhưng đó cũng là một điều hết sức thú vị vì em rất đam mê tìm hiểu văn hóa, phong tục mà trong lớp sẽ có rất nhiều bạn đến từ các vùng khác nhau của Trung Quốc nên em có thể thông qua đó mà hiểu biết hơn về văn hóa các vùng miền của Trung Quốc”
  6.  “Em học trường nào ở Việt Nam?” ‘ “Em học trường xxxx” – “Trường này thi có khó không?” -” Mình có nói về trường và nói rằng khá khó (mình xin được bảo mật thông tin trường ạ)”
  7.  “Thế sang đây học thì có cảm thấy tiếc không?” – “Em nghĩ rằng Đại học Nam Kinh có môi trường giáo dục rất tốt nên đây cũng có thể là cơ hội khác cho em, bản thân em cảm thấy điều này cũng không vấn đề gì ạ.”
  8.  “Em thấy học ở Trung Quốc và Việt Nam có gì khác nhau?” – “Em nghĩ học ở Trung Quốc sẽ giúp ích cho sinh viên nhiều hơn trong việc tìm hiểu về lịch sử, phong tục và văn hóa Trung Quốc, em có thể giao lưu kết bạn với nhiều người hơn. Hơn nữa giáo viên của chúng em là người bản địa thì cũng có môi trường tốt hơn ạ”
  9. “Em hi vọng sau này sẽ dạy ở cấp bậc nào” – “Em muốn dạy ở đại học ạ” “Thế em có biết là dạy ở Đại học cần bằng thạc sĩ trở lên không?” – “Dạ em biết ạ. Em cũng có dự định sẽ học lên Thạc sĩ ạ.”
  10.  “Em có thể chia sẻ một chút về kinh nghiệm học tiếng Trung của em không?” – “Em thấy khi học tiếng Trung thì khó nhất là phần chữ nhưng em nghĩ rằng cái gì khó chỉ cần thêm một chữ nhiều là được. Chỉ cần viết nhiều thì sẽ viết đẹp, luyện phát âm nhiều thì sẽ nói hay. Nếu trong quá trình cảm thấy việc học quá khó khăn thì nên tìm thêm niềm vui của bản thân trong công việc đó, sẽ giúp bản thân có thêm nhiều động lực để hoàn thành tốt hơn. Ví dụ nãy em vừa đề cập đến việc viết chữ Hán thì ngoài ra chúng ta có thể học thêm thư pháp. Mỗi ngày thấy chữ đẹp lên chúng ta sẽ có thêm nhiều động lực để luyện chữ, từ đó việc viết không còn khó khăn nữa. Ngoài viết ra còn nghe, nói nữa. Để cải thiện khả năng nghe và nói cần…..” ( đoạn này mình nói cực nhiều nên viết ra sẽ làm bài quá dài. Bạn nào quan tâm thì comment mình sẽ trả lời sau ạ ^^ )
  11. Cô bảo thấy trong hồ sơ thì mình là người khá năng động nên hỏi thêm rằng mình còn làm gì nữa không. Bản thân mình tham gia nhiều hoạt động nhưng mình chỉ nói đến các hoạt động mình tham gia với vai trò là ban tổ chức và cô lại hỏi về những hoạt động đó. Cô đùa lại là năng động thế thì cho sang đây làm lớp trưởng lớp lưu học sinh . SAU ĐÓ cô hỏi là mình còn muốn hỏi thêm gì không thì mình có hỏi thêm VÀI câu hỏi và lại gần như là ngồi chem gió với cô.

Kinh nghiệm rút ra

Mình rút ra được chút kinh nghiệm sau khi phỏng vấn là sẽ có các câu hỏi mà gần như thầy cô nào cũng hỏi như giới thiệu bản thân, học lực, dự định và kế hoạch học tập (có thể trực tiếp hoặc lồng ghép).

Ngoài ra còn đánh giá ở khả năng lưu loát và tự nhiên của học sinh nữa nên mình nghĩ các bạn cố gắng tìm những cách nói đơn giản là được (bản thân mình nhiều lúc cầu kì nên nói những cách khó mà ít dùng nên hơi lắp bắp lúc đó Kinh nghiệm phỏng vấn Học bổng Khổng tử 2019 - Đại học Nam Kinh 3 nhưng bù lại tâm thái của mình chỉ như đang ngồi nói chuyện với cô nên chắc biểu cảm cũng không đến nỗi tệ Kinh nghiệm phỏng vấn Học bổng Khổng tử 2019 - Đại học Nam Kinh 8

P/s: Mình nhận được mail thông báo 2 ngày sau buổi phỏng vấn, khi lên trang CIS kiểm tra thì lời phê của cô còn dài hơn là bài viết của mình hiện tại nữa. Trong đó có nói điểm tổng hợp qua buổi phỏng vấn là 90 điểm (mình cũng không biết đây là số điểm như thế nào so với các bạn phỏng vấn khác) và đồng thời mình cũng phải nộp hồ sơ bản giấy kèm các giấy tờ được yêu cầu đến trường để HANBAN xét duyệt lần cuối nên cũng chưa chắc khả năng đỗ là bao nhiêu. Chúc các bạn có một mùa học bổng thuận lợi

Đừng quên tham khảo nhiều các bài chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Khổn Tử khác đang có tại chuyên mục : Kinh nghiệm phỏng vấn

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC BỔNG TRUNG QUỐC 2021






    Hãy điền vào các tỉnh bạn muốn đi, nếu bạn có thể đi bất cứ tỉnh nào hãy điền KHÔNG


    Nếu bạn học cấp 3 hãy điền điểm tổng kết từng năm nhé


    Hãy điền cấp độ HSK và số điểm mà bạn đã thi được. Nếu chưa thi hoặc đang học, vui lòng giải thích rõ


    Nếu không có thành tích, giải thưởng hay chứng chỉ ngoại ngữ gì khác vui lòng ghi KHÔNG


    Nếu không có tâm tư nguyện vọng nào khác vui lòng ghi KHÔNG