4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

Post Thumbnail
Uông Trâm

Từ một nước kém phát triển với chính sách đóng cửa, Trung Quốc hiện đại đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Trong sự phát triển nhanh chóng này, các đô thị lớn đóng vai trò dẫn dắt quan trọng và là nơi phản ánh tập trung sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Trong 40 năm cải cách và mở cửa vừa qua, một số lượng lớn các thành phố đã vươn lên và đã tạo dựng được vị thế tương ứng trong các thành phố ngày nay. Tính đến hiện tại, Trung Quốc đã hình thành 12 cụm thành phố bao gồm đồng bằng sông Dương Tử, châu thổ sông Châu Giang, Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, Hải Tây, bán đảo Sơn Đông, đồng bằng trung tâm, Vũ Hán, Trường Sa – Chu Châu – Tương Đàm, Quan Trung, Thành Đô-Trùng Khánh, Liêu Trung Nam, Cáp Nhĩ Tân-Trường Xuân và bốn thành phố siêu lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.

Tùy vào tiêu chí và thời điểm, mỗi bảng xếp hạng lại xuất hiện nhiều thành phố khác nhau cũng như thứ tự khác nhau, tuy nhiên, theo các nghiên cứu phổ biến thì " 4 thành phố có tiềm lực phát triển nhất Trung Quốc" là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.

Vào năm 2018, Price water house Coopers ( viết tắt là PwC: một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay) và Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc đã cùng phát hành báo cáo "Thành phố của cơ hội" lần thứ 5. Báo cáo chỉ ra rằng Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến dẫn đầu Trung Quốc. Đồng thời, Hàng Châu, Vũ Hán, Nam Kinh và Thành Đô, Hạ Môn đã nổi lên như một thế lực mới trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong bảng xếp hạng các siêu thành phố (Hình 1) Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải lần lượt xếp thứ nhất và thứ hai, Thâm Quyến thứ ba và Quảng Châu thứ tư.

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

1. BẮC KINH

Trung tâm chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế, đổi mới khoa học và công nghệ.

Bắc Kinh đứng đầu trong năm khía cạnh "Trí tuệ và sáng tạo", "Trình độ kỹ thuật", "Sức khỏe, an toàn và an ninh", "Giao thông vận tải và quy hoạch đô thị" và "Mức độ ảnh hưởng đến kinh tế".

Năm 2018 , GDP của Bắc Kinh vượt 3 nghìn tỷ NDT, chỉ thấp hơn Thượng Hải và đứng thứ hai cả nước; Tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người của cư dân thành thị và nông thôn đạt 148.000 NDT, đứng đầu cả nước. Bắc Kinh đã từng bước phát triển từ một thành phố công nghiệp trở thành một thành phố kinh tế dịch vụ.

Năm 2018 , tỷ trọng công nghiệp dịch vụ hàng hóa ở Bắc Kinh đạt 81%, cao nhất cả nước. Hiện nay, ngành công nghiệp tài chính (chiếm 17% của GDP), truyền thông, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học và công nghiệp dịch vụ kỹ thuật là ba ngành công nghiệp trụ cột ở Bắc Kinh. Trong năm 2018, các giá trị gia tăng công nghiệp đạt 1.2 nghìn tỷ NDT, chiếm cho 40% của GDP. Mặc dù Bắc Kinh không được xác định là một trung tâm tài chính, nhưng trên thực tế đây là một trung tâm quản lý tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, quy hoạch đô thị của Bắc Kinh rõ ràng là tụt hậu, và việc kiểm soát chặt chẽ quy mô dân số làm tăng giá cả sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức sống của thành phố, hơn nữa sự phát triển kinh tế của các vùng lân cận Bắc Kinh cũng kém phát triển, không có lợi cho sự hợp tác với Bắc Kinh để cùng phát triển. Chính vì vậy, trong một nghiên cứu năm 2020, trong bảng xếp hạng các thành phố có tiềm lực phát triển (Hình 2) không có sự xuất hiện của Bắc Kinh.

Xem thêm : Top Các Trường Sư Phạm Tốt Nhất Trung Quốc Dành Cho Du Học Sinh

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

2. THƯỢNG HẢI

Là trung tâm thương mại và tài chính lớn nhất của Trung Quốc, Thượng Hải xếp hạng cao nhất trong "Thành phố quan trọng của khu vực" và “Môi trường kinh doanh thân thiện".

Thượng Hải chủ yếu dựa trên nền công nghiệp ô tô, điện tử, tài chính, tỷ trọng ba ngành này chiếm cho 58% của GDP. Thượng Hải cũng gặp phải vấn đề tương tự với quy hoạch đô thị lạc hậu của Bắc Kinh và kiểm soát quy mô dân số chặt chẽ, điều này ảnh hưởng đến sức sống của thành phố.

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

3. THÂM QUYẾN

Cải cách và mở cửa đã thúc đẩy Thâm Quyến phát triển. Năm 2018 đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của Thâm Quyến. Từ một làng chài nhỏ với GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/11 của HongKong vào năm 1979, Thâm Quyến đã trở thành một thành phố sôi động bậc nhất với GDP vượt qua HongKong vào năm 2018 (GDP đột phá 2,4 nghìn tỷ ngay sau Thượng Hải và Bắc Kinh, đứng thứ ba toàn quốc, tăng 7,6% so với năm 2016), mức tăng dân số trung bình hàng năm đã vượt 500.000 kể từ năm 2015, đứng đầu toàn quốc.

Thâm Quyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các thành phố cấp một, thậm chí, cụm từ "Tốc độ Thâm Quyến" đã trở thành một từ đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế nhanh chóng; Dân số thường trú đạt 13,03 triệu người. Từ năm 2015, dân số thường trú tăng bình quân hàng năm hơn 500.000 người, đứng đầu cả nước; Cơ cấu dân số rất trẻ với tỷ trọng dân số có độ tuổi 15-59 tuổi là 81,9% , cao hơn nhiều so với 73,5% ở Bắc Kinh , 70,8% ở Thượng Hải và 74,7% ở Quảng Châu.

Ngoài ra, Thâm Quyến chuyển đổi từ "Công xưởng thế giới" đến "Đô thị đổi mới khoa học và công nghệ", tại Thâm Quyến, một thế hệ mới của công nghệ thông tin, y sinh, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo và các ngành công nghiệp chiến lược trở thành trụ cột, chiếm tỷ trọng GDP đạt 38%.

Tuy nhiên, Thâm Quyến đang phải đối mặt với những vấn đề như không đủ tài nguyên đất, di dời công nghiệp, đổi mới đô thị và thiếu nguồn dịch vụ công chất lượng cao.

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

4. QUẢNG CHÂU

Quảng Châu có nhiều lợi thế trong các khía cạnh "Thành phố quan trọng của khu vực" và "Mức độ ảnh hưởng đến kinh tế".

Cải cách và mở cửa giúp Quảng Châu giải phóng sức sống mới. GDP tăng từ thứ tám năm 1978 lên thứ ba năm 2015, và sau đó bị Thâm Quyến vượt qua. Kể từ năm 2015, mức tăng dân số hàng năm đã vượt quá 400.000 người, chỉ đứng sau Thâm Quyến. Quảng Châu chiếm ưu thế về ngành công nghiệp ô tô, điện tử và hóa chất, chiếm 56% tổng giá trị sản lượng công nghiệp và hiện đang tăng tốc chuyển sang ngành công nghiệp cấp cao.

So với các thành phố cấp một khác, Quảng Châu có các vấn đề về khả năng đổi mới yếu kém, sự phát triển lạc hậu của ngành tài chính và phụ thuộc nhiều vào tài chính đất đai, và vị thế của thành phố thứ ba đang phải đối mặt với những thách thức. 

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

Như vậy, trong tiến trình phát triển của Trung Quốc, với mức độ cạnh tranh khốc liệt và hợp tác cùng phá triển, tuy hiện tại những thành phố đứng đầu vẫn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu, nhưng những thành phố này nếu không duy trì và phát triển hơn nữa thì hoàn toàn có thể bị thay thế bởi những thành phố có sức bật mạnh mẽ và đang không ngừng vươn lên các vị trí cao trên bảng xếp hạng.

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

Hình 1: Bảng xếp hạng"Thành phố của cơ hội" lần thứ 5, 2018

4 THÀNH PHỐ CÓ TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN NHẤT TRUNG QUỐC

Hình 2: 20 thành phố có tiềm lực phát triển nhất năm 2020